Trắc nghiệm hình giải tích Oxy chính thức và dự bị qua các kỳ thi của BGD (2002 – 2016)

Tài liệu gồm 93 trang tuyển tập các bài toán trắc nghiệm hình giải tích Oxy chính thức và dự bị qua các kỳ thi của BGD từ năm 2002 đến năm 2016, các bài toán được phân tích và giải chi tiết nhằm làm tư liệu học tập Hình học 10 chương 3 cho học sinh khối 10 và tư liệu ôn tập kỳ thi THPT Quốc gia môn Toán cho học sinh khối 12, tài liệu được tổng hợp và biên soạn bởi tập thể quý thầy, cô giáo nhóm Strong Team Toán VD – VDC.

Bạn đang đọc: Trắc nghiệm hình giải tích Oxy chính thức và dự bị qua các kỳ thi của BGD (2002 – 2016)

Trích dẫn tài liệu trắc nghiệm hình giải tích Oxy chính thức và dự bị qua các kỳ thi của BGD (2002 – 2016):
+ Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(2;1). Lấy điểm B thuộc trục Ox có hoành độ không âm và điểm C thuộc trục Oy có tung độ không âm sao cho tam giác ABC vuông tại A. Biết rằng khi điểm B có hoành độ là b và điểm C có tung độ là c thì tam giác ABC có diện tích lớn nhất. Tính S = b + c.

+ Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hình chữ nhật ABCD có điểm C thuộc đường thẳng d: 2x + y + 5 = 0 và A(-4;8). Gọi M là điểm đối xứng của B qua C, N là hình chiếu vuông góc của B trên đường thẳng MD. Tìm tọa độ các điểm B và C, biết N(5;-4).
+ Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có điểm M(2;0) là trung điểm cạnh AB.Đường trung tuyến và đường cao qua đỉnh A lần lượt có phương trình là 7x – 2y – 3 = 0 và 6x – y – 4 = 0. Viết phương trình đường thẳng AC.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *