Dưới đây là bài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà đầy đủ và chi tiết nhất. Các bạn học sinh có thể tham khảo trước khi tiến hành thực hiện bài làm văn. Mặc dù đây đã là bài văn mẫu có đầy đủ ý với giọng văn hấp dẫn nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích các bạn hãy tự sáng tạo theo cách riêng của mình để bài viết đạt hiệu quả cao nhất.
Bạn đang đọc: Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà tiêu biểu năm 2021
Dưới con mắt nhạy cảm và tinh tường của các nhà văn, bất cứ sự vật sự việc gì diễn ra trong đời sống đều khơi gợi trong họ những cảm xúc mãnh liệt. Từ đó, họ đã sáng tạo nên những áng văn thơ độc đáo và ấn tượng, khiến độc giả nhớ mãi không quên. Với nhà văn Nguyễn Tuân, khi phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà, các bạn sẽ càng hiểu hơn nét độc đáo trong phong cách văn chương của ông và thêm yêu một dòng sông của đất nước Việt Nam.
Chi tiết phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà
Nhà văn Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trước 1945, ông ghi dấu trong lòng độc giả với tập “Vang bóng một thời”. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, những sáng tác của ông vẫn giữ được những nét sáng tạo đọc đáo riêng. Nguyễn Tuân được biết đến như là một nhà văn tôn sùng cái đẹp. Ông luôn tìm kiếm khám phá mọi góc cạnh đẹp đẽ của thế giới trên văn hoá và thẩm mỹ. Con người và thiên nhiên xuất hiện trong văn chương của ông như những công trình nghệ thuật độc đáo và kỳ vĩ.
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà được rút ra từ tập tuỳ bút Sông Đà mà ông sáng tác năm 1960 độc giả sẽ cảm nhận rõ hơn điều đó. Tác phẩm là kết quả sau một chuyến đi “phượt” gian nan nhưng đầy hứng khởi của nhà văn về miền Tây Bắc đầy hiểm trở. Trong đoạn trích, hình ảnh sông Đà hiện lên quanh co, uốn lượn chảy dọc qua các triền núi. Sông Đà có dòng nước chảy xiết với độ dốc vô cùng lớn. Chính những nét khác biệt đó đã tạo cho Đà giang một vẻ đẹp hoang sơ nhưng vô cùng kỳ vĩ. Vì chính sự hung bạo mà trữ tình của dòng sông Đà lại là cơ sở làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa của người lái đò trên sông.
- Luận điểm 1: Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của Đà giang
Ngay từ những lời kể đầu tiên, nhà văn đã dẫn dắt độc giả cuốn theo cảm giác vừa sợ hãi tột độ nhưng vừa đê mê, vui thú với hình ảnh dòng sông Đà đầy hung bạo và dữ tợn. Điều đó hiện rõ ngay từ những miêu tả đầu tiên như “đá bờ sông dựng vách thành”. Ở đây, nhà văn sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để mô phỏng những khối đá bờ sông như những thành trì vững chãi, kiên cố, ẩn giấu nhiều bí mật và đe dọa nhiều nguy hiểm. Càng đọc, độc giả càng thích thú với những ví von và cách dùng từ miêu tả dòng sông khác lạ và đặc sắc của ông. Ông vẽ bằng ngôn từ rằng, mặt sông thường “đúng ngọ” mới có mặt trời. Và khi đó, các vách đá như “chẹt lòng sông như một cái yết hầu”, rồi “có quãng tưởng như con hươu, con nai nhảy từ bờ này qua bờ kia”. Nhà văn thể hiện các liên tưởng tưởng chừng chỉ vô tình, ngẫu nhiên bân quơ, ấy thế nhưng lại chứa đầy dụng ý nghệ thuật. Cái tài của Nguyễn Tuân là ở đó. Ông nói mà như không nói và ông làm mà như không làm. Các hình ảnh, ngôn từ cứ tự nhiên sắp đặt đâu vào đấy một cách hợp tình ý đến độ không ai nghĩ là ông cố tình. Ví như động từ “chẹt”. Nó giống như là từ dùng trong ngôn ngữ nói hơn là văn viết ấy thế nhưng khi xuất hiện với hình ảnh “như một cái yết hầu” thì lại vô cùng ăn khớp và không có từ nào có thể thay thế.
Vẻ đẹp dữ dội của Đà giang còn thể hiện ở cảm giác thấy lạnh của nhà văn khi đi qua vào mùa hè Cái cảm giác ấy vừa cho thấy không khí trong lành nơi đây vừa tạo ra khung cảnh đầy kỳ vỹ, với những vách đá dựng đứng khiến con người cảm thấy thật nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la.
Sở dĩ khi phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà, các bạn cần lưu ý phân tích kỹ vẻ đẹp hung bạo của dòng sông, bởi nó là tiền đề làm tôn lên vẻ đẹp trữ tình và hình tượng người lái đò sau này. Cảnh hung bạo của dòng sông còn được khắc họa đậm nét ở mặt ghềnh Hát Loóng. Tác giả viết dòng sông phải có đến hàng ngàn cây số là“nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”. Chỉ một câu nhưng được lặp lại từ “xô” ba lần và một loạt thanh sắc xuất hiện, khiến độc giả cũng có cảm giác như đang bị sóng, gió và nước tạt thẳng vào người, mỗi lúc một cao, mạnh hơn và liên hồi hơn. Qua đây, chúng ta thấy rõ sức mạnh của thiên nhiên thật khủng khiếp và lạnh lụng. Nó “gùn ghè”, hầm hè y hệt thú hoang bạo tợn, lì lợm và hung dữ. Nó sẵn sàng giơ nanh vuốt, thách thức với con người.
Tiếp đến, vẻ đẹp hung bạo ấy còn thể hiện ở những cái “hút nước” khủng lồ ở quãng sông Tà Mường Vát. Dưới con mắt của Nguyễn Tuân, xoáy nước “như những cái giếng bê-tông” được thả xuống làm móng cầu. Ở đây, ông nhân hóa xoáy nước thành con người biết thở và biết kêu. Sự ví son như một cái cống bị sặc thật sinh động và hấp dẫn. Chắc có lẽ, chưa nhà văn nào lại có thể tưởng tượng và so sánh các hình tượng với nhau độc đáo như cách Nguyễn Tuân đã làm. Có thể nói, nhờ Nguyễn Tuân mà dù nhiều người chưa thấy mặt mũi dòng sông Đà ra sao nhưng vẫn cảm nhận được khúc sông ở đây vô cùng hiểm nguy. Nó có thể nuốt chửng mọi thứ nên không có một con thuyền nào dám tới gần, nếu không sẽ bị hút rồi dìm xuống dòng sông. Thật đáng sợ!
Đặc biệt ở khúc thác sông Đà, vẻ dữ dội, hiểm ác của dòng sông được tác giả “vạch trần” rõ nét. Ông miêu tả bằng những ôm thanh, sắc thái vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt như tiếng “réo gần mãi lên, réo to mãi lên”. Ông nghe tiếng nước có lúc như “oán trách”, có khi lại “van xin”, hay là đầy “khiêu khích”. Có lúc nó lại rống lên như “một ngàn con trâu mộng” đang vật lộn trong lúc rừng cháy, Không những thế, đá ở sông Đà như hợp lại thành cả một “chân trời đá” mênh mông. Chúng mang nhiều dáng vẻ khác nhau như “ngỗ nghịch”, “nhăn nhúm”, “méo mó”. Nhà văn dùng nhiều tính từ tả người để khiến cho những hòn đá vô tri trở nên có tâm hồn. Nhớ thế, độc giả dễ dàng cảm nhận rõ sự bướng bỉnh, bất cần của đá. Tới đây, chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định, bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, nhà văn đã hô biến dòng sông Đà bình thường thành một “loài thuỷ quái khổng lồ” với tâm địa độc ác, nguy hiểm. Đó là lí do mà người dân nơi đây coi nó là kẻ thù số một.
- Luận điểm 2: Sự thơ mộng, trữ tình của dòng sông trong mắt Nguyễn Tuân
Qua quá trình phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà, các bạn có thể thấy, bên cạnh vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo và dữ dội, dòng sông còn mang trong mình vẻ trữ tình thơ mộng đầy dịu dàng, e ấp. Nét đẹp thùy mị như thiếu nữ ấy được tác giả cảm nhận qua nhiều góc cạnh, điểm nhìn ở không gian và thời gian khác nhau. Với Nguyễn Tuân, sông Đà từ trên cao nhìn xuống uốn lượn như án tóc của người con gái vùng Tây Bắc xinh đẹp, diễm lệ “tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân”.
Ông không quên miêu ta chi tiết màu nước biến đổi theo mùa của dòng sông như nùa xuân dòng sông “xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ”. Không những thế, trong trí tưởng tượng của nhà văn, có lúc sông Đà nhẹ nhàng “như một cố nhân”. Ông thấy dòng sông còn mang “màu nắng tháng ba Đường thi” với bờ sông đầy những chuồn chuồn với bươm bướm bay lượn. Tù xa tới gần, từ khái quát đến chi tiết, tác giả không quên mô tả hai bên bờ sông như nhuộm màu cổ tích. Cả dòng sông còn mang trong mình những nỗi niềm hoài niệm xa xưa.
- Luận điểm 3: Nghệ sĩ tài hoa người lái đò sông Đà
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà không thể không nói tời nhân vật người lái đò. Nếu như thiên nhiên càng bao la, dữ dội bao nhiêu thì càng tôn lên vẻ đẹp tài hoa, đức độ và trí tuệ của người lái đò bấy nhiêu. Người lái đó ở đây cũng chính là người lao động chăm chỉ, cần cù kiên trì mạnh mẽ và can đảm.
Phẩm chất đẹp đẽ ấy của người lái đò được khắc họa rõ nét qua khung cảnh vượt thác sông Đà. Trước con sông đầy mưu kế và nhiều đòn hiểm nguy, người lái đò phải hết sức tỉnh táo và vững tâm mới có thể xuyên qua ma trận với ba vòng thách đấy của dòng sông. Trước “thạch trận” đầy căng go, ông lái vẫn không hề nao núng. Ông vẫn “giữ lấy mái chèo cho khỏi bị hất lên”. Dù cho mặt nước hò reo hùa nhau bẻ gãy cán thuyền còn sóng nước thì như “quân liều mạng” lao vào “đá trái thúc gối vào bụng và hông thuyền”. Mặc cho nước bám lấy như “đô vật” muốn vật ngửa ông ra, còn sóng thì như bóp chặt lấy hạ bộ ông đò. Và dù cho đã bị thương “mặt méo bệch đi” thì ông vẫn cương quyết không đầu hàng. Ông “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt buồng lái” và chỉ huy chiếc thuyền băng băng vượt qua mọi “trùng vi thạch trận”.
Kết Bài
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà ta thấy rõ, tác giả đã xây dựng hình tượng nhân vật người lái đò bằng nhiều nghệ thuật đặc sắc ở nhiều lĩnh vực như binh pháp, âm nhạc, võ thuật, thể thao…, Đồng thời với các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, cùng câu văn ngắn gọn, súc tích đã khắc hoạt thành công nhân vật lái đò và dòng sông huyền thoại.
Đoạn trích người lái đò Sông Đà thực sự là một tuỳ bút vô giá. Nó thôi thúc mọi độc giả sau khi đọc xong đều muốn xách ba lô lên và đi đến Tây Bắc để được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vị, đầy bạo tàn và trữ tình của dòng sông độc đáo này. Đồng thời có thể trò chuyện với ông lái đò để thêm yêu, thêm hiểu những con người quả cảm nơi đây.