Văn mẫu phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Văn mẫu phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Trong chương trình Ngữ văn 9, các bạn học cần phải làm bài phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm. Dưới đây là tài liệu phân tích mẫu, các bạn có thể sử dụng tham khảo cho bài viết của mình thêm sâu sắc và đầy đủ ý nhé!

Bạn đang đọc: Văn mẫu phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Mỗi tác phẩm văn học, dù là thơ hay văn xuôi đều bắt nguồn cảm hứng sáng tác từ cuộc sống đời thường. Đó là thể là những câu chuyện về gia đình, chuyện về một dòng sông, chuyện về tình đồng đội đồng chí thời chiến trận. Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm, chúng ta lại bắt gặp một câu chuyện cuộc sống từ người mẹ cõng con lên nương vô cùng ấn tượng và đặc sắc.

Mở bài

Để bài phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ, được đầy đủ ý, các bạn trước hết hãy giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Ông là một nhà thơ, một nhà chính trị lớn của Việt Nam.

Cũng như bao nhà thơ yêu nước khác, thơ Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu chủ yếu từ văn học Việt Nam và cuộc sống và tình yêu từ quê hương, con người cùng tình thần chiến đấu của người chiến sĩ… Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, thơ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm bộc lộ rõ bản chất anh hùng, kiên trung bất khuất của con người và đất nước Việt Nam. Tiêu biểu như bài Đất nước, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng,…

Văn mẫu phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Với tác phẩm “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, ông viết về câu chuyện của những người mẹ địu con lên rẫy ở Tây Nguyên. Đây là nguồn cảm hứng độc đáo được xây dựng từ hình ảnh cuộc sống đời thường của bà con dân tộc thiểu số.  Tác phẩm thể hiện rõ tình cảm mẫu tử thiêng liêng cao quý. Đó là tình yêu thương người mẹ dành cho con của mình đã hòa chung với tình yêu quê hương dân tộc. Tất cả những tình yêu đó tạo nên một mối tình lớn lao, vĩ đại mang lại nhiều xúc cảm và ấn tượng cho người đọc.

Thân bài 

Luận điểm 1: niềm vui của người mẹ trong công việc giã gạo nuôi bộ đội

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:

– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,

Mai sau con lớn vung chày lún sân…”

Văn mẫu phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bài thơ bắt đầu bằng những câu thơ thật mộc mạc và giản dị. Giống như lời nói, câu chuyện thường ngày người mẹ vẫn nói với con. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh người mẹ địu con và giã gạo. Đây là công việc thường ngày của người đồng bào dân tộc. Họ thường có thói quen địu các em trên lưng để đi làm nương, rẫy, giã gạo, dệt vải, hay quay lúa. Hầu như đứa trẻ vùng núi nào cũng từng một thời ăn, ngủ trên lưng mẹ. Tấm lưng của mẹ vừa ấm áp, vừa êm ả, giúp em bé đi vào giấc ngủ ngon và yên bình. Em vẫn ngủ khi mẹ làm việc. Mỗi khi nhịp chày nghiêng, thì đầu em cũng theo nhưng em vẫn say sưa ngủ. Bởi thế mà tác giả viết là “giấc ngủ em nghiêng”. Vì năm trên lưng mẹ, nên những khi lưng mẹ ướt mồ hồi, thì má em cũng thấm những giọt mồ ấy của mẹ. Khuôn mặt bụ bẫm, hồng hào của em đang say giấc bỗng có những giọt mồ hôi của mẹ chảy vào theo. Vừa phải làm việc, vừa phải địu em trên lưng, có lẽ mẹ thấy rất mỏi và mệt. Thế nhưng mẹ không hề than vãn. Bởi mẹ yêu em vô điều kiện. Chỉ cần em có giấc ngủ ngon, mẹ sẵn sàng làm việc. Và hơn hết mẹ đang làm công việc mà mẹ yêu thích. Đó là mẹ giã gạo để nuôi bộ đội. Mẹ đang vững nhịp chày để tạo ra những hạt gạo ấm áp tình đồng bào, đồng chí, tình quân dân. Mẹ hiểu rằng, bên cạnh tình yêu gia đình, trách nhiệm với con cái, mẹ còn có tình yêu với dân tộc, trách nhiệm với đất nước. Vì thế em hãy cứ nằm ngoan trên lưng mẹ. Hãy ngủ thật say giấc mở về những hạt gạo trắng ngần, mơ về những mùa màng tươi tốt để sau này lớn lên con khỏe mạnh, con vung chày giã gạo thay mẹ.

Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, độc giả cảm nhận rõ rệt tình yêu mộc mạc chân thành của những người mẹ Tây Nguyên dành cho con, dành cho bộ đội. Chẳng cần là những món quà xa hoa, chẳng cần là những ca từ hoa mĩ. Chỉ cần những lời hát ru ngọt ngào cùng tấm lưng ấm áp của mẹ cũng đủ để em có giấc ngủ bình yên, được che chở. Bởi mẹ “thương akay mẹ thương bộ độ”. Tình thương ấy lớn lao đã khắc sâu vào trông tâm trí mẹ.

Luận điểm 2: hình ảnh mặt trời của mẹ

Nêu như đoạn thơ đầu, em bé ngủ trên lưng mẹ như người bạn bầu bạn với mẹ trong lúc làm việc thì đến đoạn hai, tác giả ví von em như mặt trời của mẹ.

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka–lưi

Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,

Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói.

Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

Mai sau con lớn phát mười Ka–lưi…”

Văn mẫu phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Mặt trời là tượng trưng cho sự sống. Khi mặt trời xuất hiện là báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ở đây, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đưa ra hình ảnh mặt trời của bắp và mặt trời của mẹ vừa thực tế vừa lãnh mạn đẹp đẽ. Những bắp ngô sống được, phát triển được là nhờ vào sự chiếu sáng của ánh mặt trời. Và nhờ có em nằm trên lưng, nhờ có em là mặt trời mà mẹ trở nên mạnh mẽ hơn, mẹ có thêm động lực để tiếp tục cuộc sống. Mẹ không chỉ mang em theo khi làm việc ở nhà, mà khi đ rừng, làm rẫy, em cũng trở thành người bầu bạn với mẹ, trở thành niềm an ủi, trở thành sự sống của mẹ. Nhờ có em bên cạnh, mẹ dường như không cô đơn, không cảm thấy mệt mỏi nữa. Mẹ lại hăng hái làm việc hơn. Vì mẹ mong muốn mang đến cho con một cuộc sống đủ đầy, để sau này con lơn không phải sống trong đói nghèo đau khổ. Sự so sánh lưng núi và lưng mẹ càng nhấn mạnh thêm sự nhỏ nhoi của con người giữa thế giới bao la rộng lớn. Tuy nhiên, tình yêu của mẹ dành cho con thì ngang bằng như sự hiện diện của mặt trời của tự nhiên. Chính bởi thế, tác giả mới thốt lên câu: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.

Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật chơi chữ, ẩn dụ hình ảnh mặt trời. Để nhấn mạnh tình yêu của mẹ dành cho người con bé nhỏ. Bên cạnh tình yêu dành cho em, trong trái tim mẹ vẫn luôn có tình cảm dành cho dân làng. Đúng vậy, con người dù hoàn cảnh thế nào cũng không thể tách biệt khỏi cộng đồng. Bởi thế, mẹ mong con sau này khỏe mạnh để phát mười Ka -lưi để chính mình và dân làng không đói.

Luận điểm 3: hình ảnh người mẹ chiến sĩ và mong ước cuộc sống tự do

Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ, đến hai khổ thơ cuối, độc giả không khỏi ấn tượng với hình ảnh người mẹ cầm súng đi chiến đấu.

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.

Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối

Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,

Mẹ địu em đi để dành trận cuối.

Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,

Mai sau con lớn làm người Tự Do…”

Văn mẫu phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Nếu như những khổ thơ trước, là hình ảnh người mẹ chăm chỉ hang say làm việc nhà, trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến đánh giặc. Thì trong khổ này, người mẹ còn địu con tham gia vào chiến trường. Con nằm trên lưng, vẫn say giấc nồng trong bình yên nhưng đã cùng mẹ vượt qua mọi gian khổ vào đến tận Trường Sơn tham gia giết giặc, đánh đuổi quân thù. Tấm lưng mẹ như ngôi nhà che chở bảo vệ em khỏi những trận mưa bom bão đạn. Chỉ cần em nằm ngoan trên lưng mẹ thì dù có phải đi chuyển rừng, đạp lán, lội suối bang rừng thì em vẫn có thể ngủ ngon, vẫn có thể bình an.

Khi điu con đi đánh trận cuối, tác giả thể hiện mong ước của người mẹ về một cuộc sống sớm trở lại hòa bình. Điều này còn thể hiện sự quyết tâm của người mẹ trong cuộc chiến đấu cuối cùng đầy khốc liệt đó. Đồng thời tác giả cũng muốn thể hiện niềm tin chiến thắng sẽ về tay nhân dân ta. Chỉ cần mọi người một lòng đoàn kết, anh chị thanh niên thì cầm súng, cầm chông, còn mẹ và em cũng tham gia kháng chiến theo cách riêng, mỗi người mỗi việc cùng đồng lòng thì tất yếu quân hung bạo sẽ bị đánh bại.

Những câu thơ cuối thể hiện mong ước giản dị của người mẹ. Đó là mơ được gặp Bác Hồ. Nhắc đến Bác là nhắc tới niềm tin vào một cuộc sống tự do độc lập. Bởi thế, càng chiến đấu quyết liệt bao nhiêu thì trái tim người mẹ càng tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng bấy nhiêu. Qua đây, tác giả cũng muốn nhấn mạnh tinh thần chống giặc ngoại xâm và tình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Dù cho giặc lớn hay bé, cả nước Việt Nam là một nên tất cả đều phải bỏ cuộc và trả lại tự do cho đất nước tươi đẹp này.

Kết bài

Toàn bộ tác phẩm đúng là một bài hát ru độc đáo của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Qua những câu ca của người mẹ, độc giả thấy được bức tranh về cuộc sống của người dân Tây Nguyên trong những năm kháng chiến. Đồng thời thấy rõ được tình thần yêu nước sâu sắc của đồng bào. Họ là những người dân mộc mạc, thẳng thắng, nhưng một lòng theo Đảng, theo Cách mạnh, theo Bác Hồ.

Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ, cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng vào cao quý. Chỉ có người mẹ vĩ đại mới có thể hy sinh tất cả mọi thứ vì sự bình yên và hạnh phúc của người con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *