Các bài toán thực tế trong đề tuyển sinh vào 10 THPT

Tài liệu gồm 102 trang hướng dẫn phương pháp giải các bài toán thực tế trong đề tuyển sinh vào 10 THPT, đây là một dạng toán mới được đưa vào đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán trong những năm gần đây, nhằm giúp học sinh khối THCS thấy được ứng dụng của toán học trong đời sống thực tiễn, tài liệu được biên soạn bởi tác giả Toán Họa.

Bạn đang đọc: Các bài toán thực tế trong đề tuyển sinh vào 10 THPT

Khái quát nội dung tài liệu các bài toán thực tế trong đề tuyển sinh vào 10 THPT:
CÁC DẠNG TOÁN
Dạng toán 1: Lãi suất ngân hàng.
+ Lãi đơn: Số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tinh trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra.
+ Lãi kép: Là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà còn tính trên số tiền lãi do tiền gốc sinh ra thay đổi theo từng định kì.
Dạng toán 2: Giải hệ phương trình – giải phương trình.
+ Dạng toán giải toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn thường xuyên gặp trong những đề thi tuyển sinh lớp 10. Đây là dạng toán khó trong chương trình Trung học cơ sở. Học sinh thường xuyên quên và chưa biết áp dụng các kiến thức liên quan để giải toán.
+ Khi lập được hệ phương trình ta áp dụng các phương pháp đã học để giải tìm nghiệm của bài toán.
+ Phương pháp giải tổng quát của loại toán này là: ta lần lượt đặt từng thành phần là x, y và dựa vào các giả thiết của bài toán để lập hai phương trình thể hiện mối liên quan của các ẩn và từ đó giải để được x, y. Đối chiếu điều kiện của ẩn.
+ Hiển nhiên, nếu sau này kết hợp với kiến thức phương trình bậc hai, ta có những hệ phương trình cao hơn nhưng chung quy lại vẫn dùng những kiến thức cơ sở này.
+ Loại toán giải bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số có bốn dạng chính: dạng toán về số, dạng toán chuyển động, dạng toán năng suất, dạng toán ứng dụng hình học.

Dạng toán 3: Vận dụng trong hình học.
+ Vận dụng định lý Pytago.
+ Vận dụng kiến thức về hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
+ Vận dụng hệ thức liên hệ giữa cạnh và góc trong tam giác vuông.
Dạng toán 4: Vận dụng các công thức hóa – lý.
+ Vận dụng các công thức Vật lý: I = U/R (I là cường độ dòng điện, U là hiệu điện thế, R là điện trở).
+ Vận dụng công thức Hóa học: nồng độ phần trăm, nồng độ mol, khối lượng riêng của dung dịch, đổi đơn vị.
MỘT SỐ BÀI TẬP PHÂN DẠNG TỰ LUYỆN
Dạng toán 1: Bài toán kinh tế, tăng trưởng, tăng dân số, lãi suất, tiền điện, tiền taxi.
Dạng toán 2: Giải bài toán bằng cách lập phương trình dạng bậc nhất hoặc lập hệ phương trình.
Dạng toán 3: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình, lập phương trình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *