Lập dàn ý phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ lớp 11 để nắm rõ nội dung, ý chính cần có trong bài, hỗ trợ các em tốt trong các buổi học trên lớp và cả những kỳ thi quyết định.
Bạn đang đọc: Dàn Ý Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Lớp – Văn Mẫu 11 Chuẩn Nhất
Phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ luôn là chủ đề được thầy cô chọn lựa vào các đề thi kết thúc học kỳ hàng năm. Để hỗ trợ các em dễ dàng hiểu, nắm bắt được ý chính cần phân tích, chúng tôi đã lập một dàn ý đầy đủ, chi tiết nhất. Mời các em tham khảo ngay sau đây.
Khái quát về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ
Trước khi lập dàn ý phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ, chúng ta giới thiệu qua một số thông tin về tác giả, tác phẩm:
Tác giả
- Hàn Mặc Tử là người sáng tác Đây Thôn Vĩ Dạ
- Ông sinh năm 1912, tại quê hương Quảng Bình
- Gia đình ông có truyền thống đạo công giáo, được chọn tên thánh là Phêrô. Cha mất sớm, từ nhỏ ông đã phiêu bạc bôn ba cùng mẹ, nên có lối sống tự lập. Tuy nhiên, ông vẫn được mẹ cho đi học đầy đủ ở trường tại Huế.
- Từ 16 tuổi ông đã có khả năng viết thơ điêu luyện
- Hàn Mặc Tử mất năm 1940 tại Bình Định, cuộc đời của ông lắm bi thương, theo kiếp tài hoa bạc mệnh. Đường tình của ông cũng lắm gian truân, ông chết vì bệnh tật khi chỉ mới 28 tuổi.
- Phong cách thơ của ông hướng tới siêu thực, sáng tạo, ngôn ngữ độc đáo
Tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ
- Hàn Mặc Tử yêu đơn phương nàng Hoàng Cúc, khi phát hiện ta, cô gửi cho Hàn Mặc Tử một tấm thư, cảm xúc ông dâng trào và đã sáng tác ra bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ.
Dàn ý phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ
Tác phẩm được chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Bốn câu thơ đầu, kể về nỗi nhớ người tình trong mộng và khung cảnh thiên nhiên xinh đẹp nơi xứ Huế.
- Đoạn 2: Bốn câu thơ tiếp, tại địa điểm bến sông, hình ảnh vầng trăng xa cách, thể hiện nỗi buồn, cảnh chia lìa, ly tan.
- Đoạn 3: Bốn câu thơ cuối, cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và cảm xúc của nhà thơ trước mối quan hệ, liệu tình cảm ấy có thật hay không.
Phân tích bài thơ chi tiết thông qua dàn ý
Mở bài
Đây Thôn Vĩ Dạ là tác phẩm do Hàn Mặc Tử sáng tác trong hoàn cảnh ông đang đối diện với căn bệnh nguy hiểm. Bài thơ tái hiện bức tranh thiên nhiên đẹp nơi Thôn Vĩ và con người xứ Huế. Qua đó, tác giả gửi gắm nỗi lòng, tương tư, số phận bạc bẽo của ông. Cùng phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ để thấy được tình tình yêu cuộc sống, hồn thơ lãng mạn của tác giả.
Thân bài
Trong khổ đầu tiên của Đây Thôn Vĩ Dạ lớp 11, hình ảnh thiên nhiên sớm mai thật lung linh. Một câu hỏi tu từ được tác giả đặt ra nhằm nhấn mạnh hơn nét đẹp quê hương. Khung cảnh thiên nhiên với ánh nắng, hàng cau, sân vườn, lá trúc rất quen thuộc tại vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả chỉ còn trong ký ức và tiếc nuối, bởi tác giả không thể nào quay về nơi đây nữa. Đoạn thơ thể hiện sự sôi động của thiên nhiên vừa buồn ảm đạm của tâm trạng con người.
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Hàn Mặc Tử đặt câu hỏi tu từ thật nhẹ nhàng nhưng có chút trách móc. “Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?”, đây là lời mời của tác giả. Qua đó, Hàn Mặc Tử cũng tự hỏi chính mình, tại sao không quay về? Thôn Vĩ là nơi có thiên nhiên tươi thắm, rực rỡ, khoe sắc. Bức tranh thiên nhiên sinh động, ấn tượng, rực rỡ vô cùng. Đây cũng là nét đẹp giản dị của người dân xứ Huế mộng mơ, kín đáo, nổi bật. Với hình ảnh “nắng hàng cau”, “vườn mướt xanh như ngọc”, “lá trúc”, “nắng sớm mai” thật lung linh.
Dàn ý phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ đoạn 2 là khung cảnh thiên nhiên đượm buồn. Hoàn cảnh tại bến sông lãng mạn, trên cao là ánh trăng tỏa sáng nhưng thật cô đơn. Tác giả cảm giác nỗi buồn chia xa:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp tay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Thiên nhiên vốn hoạt động đúng theo quy luật của nó, con người bị cô đơn giữa không gian rộng lớn. Tác giả bị bỏ rơi, xa lánh giữa dòng đời tội nghiệp. Ông yêu cuộc sống, thiên nhiên, con người nhưng số phận của ông thật bi đát.
Thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn, với hình ảnh “gió”, “mây” tách biệt nhau tạo sự ngăn cách. Theo quy luật tự nhiên, gió luôn là yếu tố thúc đẩy mây bay, chúng thường hòa quyện vào nhau. Tuy nhiên, trong câu thơ của Hàn Mặc Tử thì đi ngược lại với quy luật. Gió và Mây đoạn tuyệt, không gặp nhau. Hàn Mặc Tử mặc cảm về số phận, cuộc đời không may mắn của mình, ông bị mọi người xa lánh. Ông vẫn yêu thiên nhiên, cuộc sống, quê hương và ưu tiên cái đẹp. Tuy nhiên, ông không thể nào có sức khỏe lại được như xưa, trở về cuộc sống thường nhật được nữa.
Bài thơ thể hiện nỗi buồn sâu tận đáy tâm hồn của Hàn Mặc Tử. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa, “dòng nước buồn hiu” tựa như chính trong lòng ông. Động từ “lay” nhẹ nhàng gợi tâm trạng nặng trĩu. Không gian từ mây, gió, dòng nước đều buồn, cô đơn, làm ảnh hưởng đến hoa bắp cũng kéo theo. Hoa chỉ lay nhẹ, thấu hiểu nỗi buồn của cả khung cảnh xung quanh nó.Ta thấy nỗi lòng của thi nhân cũng tan nát, cô đơn, không có ai bên cạnh, chỉ biết buồn cùng thiên nhiên. Cuộc đời tác giả vẫn còn nhiều tiếc nuối, tham vọng về cuộc sống trong tương lai.
Tác giả lo cho chính số phận của ông. “Thuyền ai” là một đại từ phiếm chỉ, tác giả tự đặt câu hỏi và biết chắc rằng sẽ không có câu trả lời. Thi nhân luôn tìm ánh trăng làm bạn, tri kỷ suốt đời ông, đặc biệt là những ngày cuối đời. Không gian với ánh trăng sáng, mờ mờ ảo ảo, hình ảnh siêu thực. Chỉ có duy nhất một ánh trăng luôn theo dõi, bên cạnh ông, không giống những người ngoài kia. Trăng là sự an ủi, hy vọng duy nhất về sự sẻ chia, thấu hiểu cho ông thời điểm đó.
Hàn Mặc tử dùng chữ “kịp” thể hiện ông không còn nhiều thời gian, tác giả sợ một điều gì đó. Ông có nguy cơ đối mặt với cái chết bất cứ lúc nào, vẫn tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống.
Dàn ý phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ khổ cuối là tình yêu của tác giả. Hình ảnh thiên nhiên nổi bật, tâm trạng của nhà thơ trước tình yêu đơn phương có duy trì được không.
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Khổ cuối cùng của bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ sự tiếc nuối của tác giả trước chuyện tình đơn phương. Ông day dứt với mối tình không dám bày tỏ của mình. Qua đó, ông khao khát được yêu, giao tiếp, chia sẻ, sống cuộc sống bình thường như bao người.
“Mơ khách đường xa” được lặp lại 2 lần, tác giả nhấn mạnh sự lưu luyến, cần nhanh chóng, gấp gáp. Miêu tả sự chờ đợi trong mỏi mòn của tác giả, khẩn xin con người hãy mở lòng với ông. “Áo em trắng quá” tác giả không thể dùng bằng mắt nhìn được, cũng chính do không gian sương mù che khuất. Hình dáng người con gái trong Hàn Mặc Tử dần phai nhòa, mất đi trong trí nhớ. Vốn tất cả những người ông thương thầm trộm nhớ là kỷ niệm, nay càng xa tầm với bởi hoàn cảnh éo le của ông.
Tác giả lại tiếp tục dùng câu hỏi tu từ “ai”, không nói đến cụ thể người nào. Thiên nhiên hữu tình, mờ ảo, ảnh hưởng bởi tâm trạng của người thi sĩ. Hình ảnh con người cô đơn, tài hoa nhưng bạc mệnh. Tâm trạng tác giả đi từ cung bậc này đến cung bậc khác, vui vẻ, hoài nghi, buồn bã, cô đơn. Ông không hề kỳ vọng vào tình yêu như những người khác chốn nhân gian.
Kết bài
Chỉ khi phân tích tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ, chúng ta mới thấu hiểu nỗi buồn thấu tận tim gian của tác giả. Dàn ý phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ lớp 11 được chắt lọc nội dung, chi tiết và đủ ý nhất. Hy vọng rằng với những thông tin phân tích trên sẽ giúp ích cho các em trong việc học tập, hiểu bài hơn. Hãy cùng đọc nhiều bài phân tích hơn để đủ hành trang cho những kỳ thi sắp tới nhé!