Phân tích khổ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính siêu hay

Tiểu đội xe không kính là tác phẩm nằm trong chương trình văn học bậc Trung học hoặc phổ thông. Với tài liệu phân tích dưới đây sẽ giúp các em học sinh hiểu về nội dung khổ thơ cuối và dễ dàng phân tích khổ thơ ấy hơn. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em đạt điểm cao trong các bài thi hoặc bài kiểm tra tới.

Bạn đang đọc: Phân tích khổ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính siêu hay

Bài mẫu phân tích

Phân tích khổ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu thế hệ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Ông sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội liền gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn. Đây là thời kỳ chiến tranh gian khổ nhất phải nếm mật nằm gai nơi rừng hoang nước độc. Tuy nhiên, trong chiến tranh, người chiến sĩ ấy vẫn yêu đời, lạc quan và sáng tác văn thơ. Một trong những  tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bài thơ Tiểu đội xe không kính. Bài thơ nói về hình ảnh người lính thời chiến và những khó khăn vất vả, đồng thời cũng ca ngợi tinh thần chiến đấu quả cảm, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc. Đặc biệt khổ thơ cuối bao quát toàn bộ nội dung bài thơ và nói lên tấm lòng người chiến sĩ.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Bài thơ tiểu đội xe không kính đã đưa vào một hình ản vô cùng mới lạ, độc đáo nhưng lại là hiện thực thời chiến. Khi chiến tranh bom đạn “không có mắt” dội xuống cánh rừng trường sơn, người chết, xe hỏng và chuyện kính vỡ là bình thường. Một chiếc xe khi ra chiến trận được trang bị đầy đủ, nhưng đã vào chiến đấu cũng mang đầy thương tích không kém gì người lính. Và đó là thương tích về kính: Xe không có kính!

Nguyên nhân sâu xa là do bom giật bom rung nên kính vỡ mất rồi. Điều này cho thấy sự tàn ác của kẻ thù và những vất vả gian khó mà chiến sĩ, bộ đội cụ Hồ ngày ngày trải qua. Vốn dĩ là một chiếc xe đầy đủ kính mà giờ đây đã mất rồi, thậm chí, ngoài kính ra thì xe còn thiếu vô số bộ phận khác:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Hai câu thơ thể hiện rõ những hậu quả của bom đạn, chiến tranh, nó đã làm chiếc xe méo mó không còn nguyên vẹn. Những chiếc kính bị vỡ hoàn toàn, mất đèn, mất mui xe… Nhưng những mất mát ấy không hề làm cho tinh thần người lính bị xuống dốc. Khi đã dấn thân ra chiến trường là xác định cống hiến hết mình vì dân tộc, sẵn sàng hi sinh. Đó là lí do tâm thái vô cùng ung dung, có một sự chuẩn bị kĩ càng, một sự kiên định đến ngưỡng mộ. Bởi vì họ đã mang trong mình một chân lí, đó là chân lí giải phóng đất nước, mang lại sự bình yên cho dân tộc:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Phân tích khổ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính – Đây chính là chủ đề sâu thẳm của bài thơ. Đây mới là điều hệ trọng mà Phạm Tiến Duật muốn nói đến. Những khó khăn trong chiến tranh chỉ làm nổi bật lên ý chí và khát vọng của người lính. Từng câu thơ của ông rất vui tươi, hình ảnh nào cũng sáng, cũng đẹp cho dù là xe không kính, không đèn, không mui xe thì người lính vẫn không hề buồn hay run sợ. Bởi trong trái tim họ luốn có một Miền Nam phía trước, tinh thần xẻ dọc trường sơn đi cứu nước luôn trường trực trong tim không bao giờ mất.

Chính trái tim người lính, trái tim của yêu thương đã giúp họ đi qua những gian khó chiến tranh, đã khiến họ thảnh thơi, ung dung bước qua chiến tranh và không hề run sợ. Chính tình yêu cao cả đã chiến thắng tất cả. Những người lính vô danh nhưng lại chính là những người anh hùng vĩ đại, bước ra chiến trận mà ung dung như trở về nhà. Đây là vẻ đẹp sâu thẳm, một vẻ đẹp mà khiến thế hệ trẻ phải nghiêng mình kính cẩn!

Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ, có rất nhiều bài thơ ca ngợi về tinh thần người lính cụ Hồ như:

Các đồng chí ơi, xung phong!

Người cắt dây thép gai đã cắt xong

Ðứng dậy nghe đất nước núi sông mình

bao năm cắt chia đang liền lại.

(Người cắt dây thép gai – Hoàng Nhuận Cầm)

Hay

Hay Trong căn hầm mùi thuốc súng mồ hôi

Tim anh đập không sao ghìm lại được

Gió nồng nàn hơi nước

Biển như một con tàu sắp sửa kéo còi đi

(Phan thiết có anh tôi – Hữu Thỉnh)

Nhưng có lẽ hiếm bài thơ nào lại có sự vui tươi trong từng câu từ như bài thơ Tiểu đội xe không kính. Bài thơ dù nói lên những khó khăn chiến tranh nhưng không mang màu sắc u ám mà thể hiện tinh thần lạc quan, nhìn về phía trước, một lòng tin tưởng con đường cách mạng.

Phân tích khổ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính – Khổ cuối bài thơ đã thể hiện một con người với cốt cách cao đẹp, những tấm lòng nhiệt huyết, giàu đức hi sinh, lòng nhân đạo của người lính cụ Hồ. Bài thơ đã truyền cảm hứng cho những thế hệ trẻ, sống và cống hiến, xây dựng đất nước tươi đẹp và vững mạnh hơn, để xứng đáng với hi sinh của những người chiến sĩ năm xưa.

>> Xem thêm: Phân Tích Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Của Phạm Tiến Duật Hay Nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *