Phân tích nhân vật Mị Châu với hình tượng là một trong những nhân vật lịch sử ấn tượng trong bộ sưu tập truyện dân gian Việt Nam mang tên “Truyện rùa vàng trong Lĩnh nam chích quái”.
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật Mị Châu chi tiết nhất
Mở bài
Câu chuyện về An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy được biết đến là một trong những bài học cảnh giác đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Nàng Mị Châu vừa đáng trách, nhưng cũng vừa đáng thương là nhân vật điểm nhấn trong suốt bộ truyện. Xuất hiện ở phần sau của tác phẩm, Phân tích nhân vật Mị Châu để thấy được những khúc mắc, oan trái của cô trong vai trò của một người làm vợ và bổn phận quốc gia của một công chúa.
Thân bài
- Luận điểm 1: Người con gái ngây thơ với tình yêu chung thủy
Có nhiều ý kiến trái chiều về nhân vật Mị Châu. Có người cho rằng nàng là người đáng trách khi gián tiếp làm mất nước vào tay của quân xâm lược Triệu Đà. Nhưng hơn hết, ý kiến cho rằng cô là người con gái đáng thương, có phần ngây thơ, yêu thường chồng với tình yêu chung thủy.
Nhân vật Mị Châu là con gái của vua cha An Dương Vương. Được sự chu toàn của cả hai bên, nàng thành thân với Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà ở nước láng giềng. Trên thực tế, cuộc hôn nhân này đã được xây dựng với ý đồ thâm sâu của hai cha con nhà Triệu. Nàng Mị Châu ngây thơ đã nhanh chóng rơi vào bẫy tình của Trọng Thủy. Lúc này, hắn nhân cơ hội ở rể lại nước Âu Lạc, lấy lòng tin của vua cha và công chúa, tìm ra được bí mật về chiếc nỏ thần. Lúc này, Trọng Thủy tỏ rõ mưu mô của một tên gián điệp. Hắn đánh tráo chiếc nỏ thần, sau đó lừa gạt Mị Châu đã quay về nước. Triệu Đà mang quân sang đánh và mưu sát An Dương Vương.
Nàng Mị Châu ngây thơ vừa sa vào lưới tình của tên gian quân, lại vừa đối xử với hắn như một người vợ mẫu mực trong xã hội cũ. Những âm mưu sẵn có của Trọng Thủy đã khiến cho Mị Châu trở thành kẻ tội đồ với đất nước, với non sông. Điệu này càng làm nổi bật lên mưu đồ thâm sâu của kẻ địch. Lợi dụng những quy tắc quan trọng trong xã hội cũ về gia đình, về “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” để đánh lừa người con gái ngây thơ.
Vì vậy, khi xét trên phương diện tình riêng, Mị Châu là cô gái đáng thương trong tình cảm gia đình. Chiếc áo lông ngỗng vô tình chỉ lối cho kẻ thù lại khắc sâu thêm sự lụy tình và chung thủy của nàng Mị Châu. Tuy nhiên, những điều nàng làm đều xuất phát từ tâm cơ ngây thơ, hoàn toàn không có chủ đích khi phản bội lại đất nước, quê hương. Trước khi chết, nàng cũng đã cố gắng chứng minh sự thanh sạch trong tâm hồn của mình khi thể rằng “Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”.
Hình ảnh ngọc trai hóa thân của nàng thể hiện sự cảm thông của dân gian đối với một tâm hồn ngây thơ, chung thủy. Những phẩm chất mà đáng lẽ ra sẽ được ca ngợi nếu như nàng sinh ra trong thời bình.
- Luận điểm 2: Những dang dở, tắc trách với vận mệnh của đất nước qua thông điệp về Mị Châu
Nàng Mị Châu là một công chúa. Vì vậy, trước khi đặt thân phận người vợ, nàng Mị Châu còn gánh trên vai trọng trách của quốc gia. Thế nhưng hình tượng nhân vật này lại được xây dựng với sự ngây thơ, thuần khiết đến vô trách nhiệm. Nàng đã phạm phải sai lầm thứ nhất khi chỉ chỗ cất nỏ thần cho Trọng Thủy. Khiến vận mệnh quốc gia lâm nguy. Chưa hết, nàng lại tiếp tục phạm sai lầm khi rắc lông ngỗng trên khắp đường đi, khiến tính mạng cha con trở nên nguy cấp. Đây đều là những hành động phản bội lại lòng tin của dân tộc, của quốc gia.
Một người công chúa không đảm đương được nhiệm vụ hỗ trợ vua cha gồng gánh đất nước, lại chọn ái tình lục dục mà quên mất người phu thê với mình từng là người đứng bên kia chiến tuyến. Đây là điều hết sức đáng trách đối với nàng Mị Châu.
Thủ pháp biến Mị Châu trở thành ngọc trai là một trong những thủ pháp nghệ thuật tương đối quen thuộc và truyền thống của các câu chuyện kể dân gian. Hình thức này sử dụng các hình ảnh thần kỳ để kéo dài sự sống của nhân vật. Điều này cho thấy sự cảm thông của người xưa với những hành động của Mị Châu. Dù vậy, bài học về nàng Mị Châu vẫn là một trong những bài học giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.
Kết lại
Câu chuyện về nàng Mị Châu đặt trái tim lầm chỗ khiến nỏ thần vô ý rơi vào tay giặc trở thành một trong những giai thoại nổi tiếng trong văn học dân gian. Phân tích nhân vật Mị Châu mới thấy được vai trò của việc dung hòa giữa lợi ích cá nhân và cái tôi cộng đồng. Đặc biệt là khi nàng là người có sự ảnh hưởng nhiều đến dân chúng và vận mệnh dân tộc.