Phân tích Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu

Tố Hữu – nhà thơ cách mạng lớn, nhà thơ của nhân dân, viên ngọc sáng của nền văn học Việt Nam… Quá nhiều mỹ từ dành cho nhà thơ Tố Hữu. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm thơ ca lớn, ghi dấu trong lòng độc giả. Một trong những tác phẩm đầu tay ấy phải kể đến Từ Ấy – tác phẩm cùng tên với tập thơ Từ Ấy sáng tác năm 1938. Phân tích Từ Ấy để hiểu được con người của Tố Hữu, con người cách mạng, con người với tinh thần thép, một lòng vì dân tộc, khao khát chống giặc ngoại xâm.

Bạn đang đọc: Phân tích Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết phân tích từ ấy của Tố Hữu

Phân tích từ ấy chi tiết

Từ ấy được sáng tác năm 1938 khi tác giả mới 18 tuổi. Đây là những cảm nhận đầu tiên của tác giả khi được biết đến ánh sáng của Đảng Cộng Sản. Những cảm xúc chân thật, mãnh liệt mà chỉ có những người con yêu nước sâu sắc mới có thể có được. Từ ấy cũng có thể được coi là bản tuyên ngôn về cuộc sống của nhà thơ.

Mở đầu bài thơ:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

“Từ ấy” là một cột mốc thời gian rất quan trọng đối với nhà thơ. Nó không chính xác vào ngày nào, tháng nào, giờ nào mà chỉ là “Từ ấy”. Có lẽ nhà thơ đã quá xúc động với mốc thời gian này mà dụng cụm từ Từ Ấy. Tiếp theo Từ ấy là cảm xúc của nhà thơ “bừng nắng hạ”. Đây là một hình ảnh ẩn dụ rất hay, rất ý nghĩa.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” – Ánh nắng mùa hạ là ánh nắng chói chang, rực rỡ, ánh nắng mang đến sự tươi vui rộn ràng. Nếu mùa xuân là ánh nắng dịu dàng ấp áp, thì ngược lại, mùa hạ là ánh nắng rực rõ mang đến sự tươi vui khó cưỡng lại. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” chính là từ khi nhà thơ được biết đến Đảng cộng sản, được ánh sáng của đảng soi đường chỉ lối, cuộc đời, tinh thần nhà thơ như bước sang một trang sách mới, tươi vụi, rộn rã, bừng sáng. Nó chính là

“Mặt trời chân lý chói qua tim”.

Mặt trời ở đây theo nghĩa đen chính là nguồn ánh sáng khổng lồ mang đến sự sống cho vạn vật. Nhưng với Tố Hữu, mặt trời ở đây chính là Đảng, là nguồn sáng của sự sống, của lý tưởng đã chiếu qua trái tim của tuổi trẻ, khao khát, mãnh liệt

Chỉ hai câu thơ thôi cũng đủ nói lên được niềm vui lớn không thể tả xiết. Niềm vui, niềm khao khát, tìm kiếm mà bấy lâu nay Tố Hữu vẫn đi tìm, nay đã được ánh sáng của Đảng soi chiếu, dẫn dắt. Cho nên tâm hồn khô cằn, bế tắc lâu nay đã được bừng sáng, rực rỡ như ánh sáng chói chang của mùa hè.

Vậy nên:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

Tâm hồn Tố Hữu giờ đây tràn ngập hạnh phúc, niềm vui như một vườn hoa lá tươi xanh, khoe sắc. Trong khu vườn ấy là tiếng chim, là hương thơm cũng giống như tâm hồn Tố Hữu giờ đây chỉ có hạnh phúc, niềm vui vì đã biết đến Đảng và Bác.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Bước sang khổ thơ thứ hai thì khác hoàn toàn với khổ thơ thứ nhất. Nếu khổ thơ thứ nhất là niềm vui bất tận, hạnh phúc và khao khát khi được ánh sáng Đảng soi sáng. Thì sang khổ thơ thứ hai Tố hữu thể hiện niềm khao khát ấy bằng hành động hiện thực. Đó là nhà thơ hòa vào nỗi khổ của tất cả người dân để hiểu họ, biết được khao khát của họ và “gần gũi nhau theo mạnh khối đời”.

Tố Hữu cũng đã từng có những câu thơ rất gần gũi, chân tình như thế:

.. “Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau”

Đúng vậy, với Tố Hữu, sống không phải là tách rời mà là một khối. Sống yêu thương và đoàn kết. Bởi một dân tộc chỉ có thể chiến thắng kẻ thù khi chúng ta phải gạt bỏ cái tôi cá nhân để sống hòa vào nhau, để “cùng khổ” và cùng chiến đấu.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Tâm tư ấy lại tiếp tục gửi gắm vào khổ thơ cuối cùng, khổ thơ lột tả hết hiện thực đau đớn mà dân ta đang chịu. Tố Hữu tự hòa mình vào cuộc sống của người dân, tự coi là mình “con của vạn nhà/ em của vạn kiếp phôi pha/ anh của vạn đầu em nhỏ”.

Tố Hữu đau nỗi đau của dân tộc, hiểu và sống với nhân dân, coi mình là con của nhân dân, sống và cống hiến hết mình. chính vì vậy mà nhà thơ hòa cùng với nhân dân, sống cùng nhân dân, khổ cùng nhân dân, là còn, là anh và là em của tất cả vạn kiếp.

Chỉ 3 khổ thơ trong một bài thơ thôi, tác giả cũng đã khiến cho người đọc phần nào cảm nhận được người chiến sĩ cộng sản trung kiên với dân tộc. Đồng thời cũng cảm nhận được sự căm ghét kẻ thù của tác giả, sự mong mỏi, khát khao được đi theo Đảng để có thể chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chỉ cần tổ quốc gọi tên mình, nhà thơ cũng như những chiến sĩ cộng sản khác sẵn sàng vì tổ quốc mà hi sinh.

Xin kết lại bài phân tích từ ấy bằng câu thơ:

Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình

Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá

Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả

Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây

Và..

Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng

Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố

Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa

Tôi lắng nghe

Tổ quốc

gọi tên mình!

(Nguyễn Phan Quế Mai)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *