Tài liệu mẫu chuẩn phân tích sự thức tỉnh của Chí Phèo

Trong chương trình Ngữ văn 11, các bạn chắc chắn phải làm bài phân tích sự thức tỉnh của Chí phèo, nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên. Để làm tốt bài này, các bạn có thể tham khảo tài liệu chuẩn dưới đây để bài viết của mình hoàn chỉnh và độc đáo.

Bạn đang đọc: Tài liệu mẫu chuẩn phân tích sự thức tỉnh của Chí Phèo

Từ lâu, hình tượng Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Là nhân vật văn học, nhưng Chí Phèo trở thành hình ảnh điển hình cho những kẻ nát rượu. Ít ai nhớ đến Chí Phèo đã từng đòi trở thành lương thiện. Với lần phân tích sự thức tỉnh của Chí Phèo, các bạn sẽ nhớ hơn và thương xót hơn cho một phận người không được quyền làm người.

Mở bài

Để đi vào phân tích sự thức tỉnh của Chí Phèo được hoàn chỉnh nhất, các bạn cần giới thiệu qua về tác giả Nam Cao.

Ông là một trong những nhà văn theo phong cách hiện thực phê phán và chưa đựng những tư tưởng nhân đạo lơn lao, mới mẻ. Đề tài của ông xuay quanh về các kiếp người trong xã hội cũ. Một là tầng lớp trí thức nghèo, phải sống mòn, bế tắc. Hai là người nông dân nghèo, bị xã hội chà đạp, chèn ép đến nỗi lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. Trong những tác phẩm nổi tiếng của ông trước năm 45, thì Chí Phèo là một kiệt tác kiệt xuất. Tác phẩm đã làm nên tên tuổi ông. Nhắc đến Nam Cao là độc giả nhớ ngay tới Chí Phèo.

Theo nhà văn, tác phẩm này ông viết năm 1941. Truyện lấy cảm hứng từ người thật, việc thật ở quê ông hương, làng Đại Hoàng, Hà Nam. Nội dung câu chuyện xoay quanh cuộc đời nhân vật Chí Phèo. Hắn là một người nông dân cùng cực khổ. Cuộc đời hắn là một tấn bi kịch từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi. Tác phẩm đã lấy đi nước mắt của độc giả về một phận người quá bất hạnh. Nhưng ở trong tác phẩm, quá trình thức tỉnh lương tri của Chí Phèo khi gặp Thị Nở đã khiến độc giả tin rằng con người dù xấu đến đâu, trong sâu thẳm tâm hồn, vẫn có lương thiện. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác phẩm gửi gắm.

Chi tiết phần thân bài

Luận điểm 1: khái quát nhân vật Chí Phèo

Phân tích sự thức tỉnh của Chí Phèo, trước hết, chúng ta cần biết điều gì đã đẩy Chí Phèo con đường lưu manh để rồi phải thức tỉnh.

Mở đầu câu chuyện, tác giả Nam Cao đã cho độc giả thấy con người hiện tại của Chí. Đó là một nên quái vật, chuyên rạch mặt ăn vạ. Suốt ngày uống rượu say rồi chửi bới cả làng nước làng Vũ Đại. Hắn chửi đời, chửi chính cha mẹ hắn đã đẻ ra hắn. Hắn phá phách làm bao gia đình tan nát. Hắn là tay sai nguy hiểm được Bá Kiến dìu dắt. Nhưng trước khi trở thành con quái vật làng Vũ Đại, Chí Phèo đã từng là một anh thanh niên nông dân chất phác, hiền lành, chăm chỉ. Mặc dù là một người tứ cố vô thân, không cha không mẹ, không an hem họ hàng, không một mảnh đất cắm dùi. Nhưng Chí vẫn chăm chỉ làm lụng: “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ”.

Thế rồi hắn đi làm canh điền cho ông Bá Kiến. Những tưởng rằng cuộc đời hắn cứ thế trôi đi trong êm ả. Ai dè, chỉ vì Bá Kiên ghen ghét hắn được bà Ba gọi lên bóp chân mà đẩy hắn vào con đường tù tội. “Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm bảy, tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về…. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!

Từ đây, hắn trở thành con quỷ làng Vũ Đại. Chẳng ai trong làng coi hắn là con người. Chẳng ai quan tâm tới sự sống chết của hắn.

Luận điểm 2: quá trình thức tỉnh

Luận cứ 1: Nguyên nhân thức tỉnh

Cuộc đời của Chí Phèo cứ tuột dốc không phanh như vậy cho đến khi tác giả cho hắn có cuộc gặp gỡ định mệnh với Thị Nở. Một khúc cua hắn phải thắng lại trong chốc lát để rồi được thức tỉnh tâm tính trở thành người bình thường và khát khao thành người có lương thiện.

Đó là vào một đêm trăng. Hắn đang trên đường về nhà thì gặp Thị Nở nằm ngủ hớ hênh bên bụi chuối. Đêm trăng đã làm cho mụ đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn cũng trở nên đẹp đẽ. Bỗng lúc ấy, hắn tháo rạo rực khắp người. Bản năng con người trong hắn trỗi dậy. Hắn run lên. Thế rồi chúng ngủ với nhau: “Thị Nở bỗng nhiên bật cười. Thị Nở vừa rủa vừa đập tay lên lưng hắn. Nhưng đó là cái đập yêu, bởi vì đập xong, cái tay ấy lại giúi lưng hắn xuống. Và chúng cười với nhau… Bây giờ thì chúng ngủ bên nhau… Đứa bé bú no thì ngủ. Người ta ngủ say sau khi làm việc yêu. Chúng ngủ như chưa bao giờ được ngủ… Trăng vẫn thức, vẫn trong trẻo”.

Đó là bản năng phần người trong hắn đã trỗi dậy, nhưng hắn không chỉ ham muốn xác thịt mà còn trỗi dậy cả tâm hồn. Sau cái đem định mệnh ấy. Hắn nhận được sự quan tâm của Thị Nở. “Cũng may Thị Nở vào. Nếu thị không vào, cứ để hắn vẩn vơ mãi, thì đến khóc được mất. Thị vào cắp một cái rổ, trong có một nồi gì đậy vung. Đó là một nồi cháo hành còn nóng nguyên”. Thị Nở đút cho hắn ăn cháo. Thị không sợ hắn. Thị ngồi nói chuyện với hắn. Thị tôn trọng hắn và coi hắn là con người.

Tất cả những hành động nhỏ nhoi đó của Thị đã góp phần làm hắn thức tỉnh lương tri. Và cảnh vật quanh hắn cũng khiến tâm hồn hắn có chút bang khuâng. Lần đầu tiên, hắn nằm trong cái lều ẩm thấp và nghe thấy tiếng chim kêu ríu rít, thấy ánh sáng của mặt trời. Nghe tiếng các bà các chị bàn nhau đi chợ. Những điều đó khiến hắn chợt nhận ra, hắn cũng đã có một cuộc đời làm người.

Luận cứ 2: biểu hiện sự thức tỉnh

Phân tích sự thức tỉnh của Chí Phèo, chúng ta có thấy rõ biểu hiện sự thức tỉnh ấy ngay sau đêm hắn ngủ với Thị Nở. Hắn tỉnh dậy và nghe thấy những âm thanh trong trẻo của cuộc sống: “Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!”. Hắn sợ rượu. Một tên nát rượu lại sợ rượ điều này có nghĩa, hắn đã nhận thức được bản thân. Không chỉ vậy, hắn còn buồn cho cuộc đời của mình khi đến tuổi già rồi mà vẫn cô độc.

Biểu hiện tiếp theo của sự thức tỉnh đó là giây phút hắn nhận được sự quan tâm của Thị Nở. Hắn được Thị mang cho bát cháo hành rồi đút cho ăn. “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng”.

Phân tích tới đây, người đọc không khỏi xót xa cho số phận của Chí. Hắn thật đáng thương. “Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui lại vừa buồn. Và một cái gì nữa, giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay ăn năn hối hận về tội ác khi không đủ sức để ác nữa”. Đúng như nhà văn nói, tình yêu thương giữa con người với con người có sức mạnh phi thường. Nó không chỉ mang tới một cuộc sống tốt đẹp mà còn cứu rỗi linh hồn của con người. Cũng như Chí Phèo lúc này đây đã nhận ra lỗi lầm của mình. Hắn mơ về một gia đình bình thường cùng với Thị. Và ngay chính những điều đó là thức tỉnh lương tri trong tâm hồn Chí. “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”

Luận cứ 3: bi kịch bị cự tuyệt – thức tỉnh không thành công

Hắn đang trên đường tìm lại chính mình. Hắn uống ít rượu đi. Hắn thực sự muốn được lấy Thị Nở làm vợ. Hắn muốn sống như bao người bình thường khác. Thế nhưng bi kịch đã xảy ra. Mụ cô của Thị không cho Thị lấy hắn. Hắn tức điên lên. Hắn uống rượu say định đi tìm Thị để giết. Nhưng chẳng hiểu sao, hắn lại đi đến nhà Bá Kiến. Bá Kiến tưởng hắn đến xin tiền, cho hắn tiền. Nhưng hắn hét vào mặt lão Bá: “Hắn dõng dạc: – Tao muốn làm người lương thiện!”.

Hắn uống rượu để say nhưng càng uống càng tỉnh. Hắn biết mình đang ở nhà Bá Kiến. Hắn biết hắn không thể nào lấy lại được lương thiện. “Hắn rút dao ra xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đang giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra”.

Hắn bị Thị Nở cự tuyệt. Cũng chính là người đời cự tuyệt nên hắn không thể làm cách nào khác là đành giết kẻ đã cướp lương thiện của hắn rồi tự chết.

Kết bài chi tiết

Phân tích sự thức tỉnh của Chí Phèo, chúng ta thấy được giá trị nhân đạo nhân văn sâu sắc trong tác phẩm. Qua đây, tác giả muốn gửi gắm thông điệp đó là tình yêu thương giữa con người luôn mang đến những điều kỳ diệu. Chỉ cần con người yêu thương nhau thì dù cho hoàn cảnh khó khăn ra sao vẫn có thể vượt qua.

Thông điệp nhân đạo nữa đó là con người từ khi sinh ra đã là nhân tri sơ tính bản thiện. Chỉ vì môi trường, xã hội đưa đẩy mà vào con đường lầm lỗi. Tận sâu trong tâm hồn mỗi người đều có sự lương thiện.

Tác phẩm cũng đã thể hiện tài hoa của nhà văn trong việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *